Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS cấp sai quy định: Bộ GD-ĐT nói 'sử dụng bình thường'
Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, thịt chế biến và sữa nguyên kem.Á quân carom 1 băng SEA Games bất ngờ bị loại dù có series 51 điểm
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.
Đường xuống cấp, nhiều ổ gà
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Ngày 30.12, ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc công ty cung cấp số liệu trên tại Nhà máy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM).Theo ông Kaneda Hiroki, Acecook là công ty đến từ Nhật Bản có 65 năm kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền. Tới nay, công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam 30 năm. Và từ năm 2013, Acecook bắt đầu mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy miễn phí."Trung bình có 10.000 khách tham quan 4 nhà máy ở Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.HCM và Vĩnh Long mỗi năm. Người tiêu dùng thường có cái nhìn tiêu cực về mì ăn liền. Vì vậy, hoạt động này giúp họ quan sát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, qua đó, xây dựng được lòng tin", Tổng giám đốc chia sẻ.Ông Kaneda Hiroki cho biết, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ hơn 8 tỉ gói mì ăn liền, trong tổng số 100 tỉ gói toàn thế giới. Dẫn đầu mức tiêu thụ là Trung Quốc, tiếp đó Indonesia, Ấn Độ. "Nếu lấy tổng tiêu thụ chia tổng dân số sẽ được trung bình tiêu thụ đầu người. Việt Nam có lượng tiêu thụ mì ăn liền đầu người cao nhất thế giới với khoảng 81 gói, Thái Lan 78 và Hàn Quốc 56", ông Kaneda Hiroki nhận định.Ông Kaneda Hiroki cho biết, đến tháng 6.2024, Acecook Việt Nam đã tiến hành đổi từ ly nhựa sang ly giấy cho dòng sản phẩm mì ly Modern, mì tô Nhớ, mì ly Caykay, mì ly Zeppin và sắp tới là mì ly Handy Hảo Hảo. Những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt."Năm 2025, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch cho tất cả các nhà máy, đồng thời, sử dụng năng lượng xanh từ điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền. Cụ thể, sản lượng điện trung bình khoảng 900.000 kWh mỗi năm, đủ để sản xuất 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo", Tổng giám đốc cho biết.Chuyến tham quan nhà máy Acecook lần này do Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại thành phố.
Giá vàng hôm nay 20.4.2024: Đến lượt vàng nhẫn bất động trước đợt đấu thầu vàng miếng
2024 là năm đánh dấu nhiều nỗ lực vượt trội không chỉ của nền kinh tế mà còn là sức mạnh đoàn kết tinh thần của xã hội cùng nhau vượt qua những giai đoạn đáng nhớ.San sẻ những khó khăn với những đồng bào chịu ảnh hưởng từ siêu bão Yagi, Nami Foundation đã quyên góp 100 triệu đồng vào Quỹ cứu trợ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng chung tay khắc phục hậu quả thiên tai.Nami Foundation cũng chú trọng vào việc củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục có tính ứng dụng cao và gắn liền với thực tiễn. Chương trình "Đồng hành cùng GenZ" và các cuộc thi sáng tạo liên quan đến công nghệ dành cho sinh viên đã được tổ chức xuyên suốt trong 2 năm qua.Với sự hỗ trợ đến từ các trường Đại học và tổ chức giáo dục uy tín tại Việt Nam… những sự kiện trong khuôn khổ chương trình đã nhận được những ủng hộ đông đảo từ hơn 15,000 sinh viên. Thông qua các hoạt động này, Nami Foundation mong muốn góp phần thúc đẩy nhận thức về Blockchain, nâng cao cơ hội tiếp cận và mở rộng cánh cửa việc làm trong lĩnh vực công nghệ mới cho các bạn sinh viên.Là một tổ chức đầu tư công nghệ, Nami Foundation tự hào khi đóng góp tích cực cho sự phát triển khoa học thông qua Hội thảo Quốc tế PACIS 2024. Sự kiện này đã góp phần phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, tạo điều kiện cho các chuyên gia, nhà khoa học và các bên liên quan chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kích thích đổi mới sáng tạo.Trong năm qua, Nami Foundation cũng đã theo đuổi việc thúc đẩy đổi mới và phát triển bền vững thông qua sự kiện Vietnam Innovation Summit (VIS) 2024. Sự kiện này chính là cam kết của tổ chức trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các sáng kiến đổi mới, góp phần vào sự phát triển chung của hệ sinh thái khởi nghiệp và công nghệ tại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở các đóng góp liên tục cho các hoạt động thực tiễn cùng tầm nhìn có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, Nami Foundation cũng không là ngoại lệ khi liên tục tăng cường hợp tác với các tổ chức uy tín toàn cầu, đến địa phương xa xôi cho thế hệ của tương lai.Thông qua việc hợp tác cùng đơn vị Operation Smile, Nami Foundation có cơ hội được đồng hành và gửi tặng 10 "nụ cười" đến các em nhỏ mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng từ các tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam, giúp các em có nụ cười trọn vẹn, mở ra cơ hội mới trên hành trình tìm lại sự tự tin và hòa nhập cộng đồng.Cùng với đó, đội ngũ Nami Foundation đã chung tay tổ chức chương trình vui hội Trung thu cho các em nhỏ ở xã Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Trong dịp này, Nami may mắn được mang đến hạnh phúc cho các em với nhiều phần quà thiết thực như quần áo, dụng cụ học tập, nhu yếu phẩm, cũng như 50 suất học bổng dành cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Đại diện Nami Foundation chia sẻ, những hành động dù nhỏ nhưng khi đặt đúng chỗ sẽ tạo ra sự thay đổi kỳ diệu. Phía sau mỗi mầm non là một tương lai tươi sáng, đóng góp cho sự thay đổi và phát triển chung của đất nước. Việc được đồng hành cùng thế hệ tương lai của nước nhà luôn là niềm vinh dự lớn lao của các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và Nami Foundation nói riêng. Hướng đến năm 2025, Nami Foundation sẽ tiếp tục củng cố chất lượng thông qua các hoạt động có tính ứng dụng cao và gắn liền với thực tiễn. Tổ chức sẽ hợp tác cùng các trường đại học để triển khai các hoạt động kiến tập, hội thảo chuyên sâu về ứng dụng công nghệ blockchain, từ đó mở ra cơ hội nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Nami Foundation cùng những đóng góp khiêm tốn hoà mình cùng một thế hệ trẻ và các tổ chức đứng trước kỷ nguyên cởi mở của nền công nghệ khoa học toàn cầu, nền kinh tế mang tầm nhìn tương lai nhưng vẫn nắm giữ cam kết mạnh mẽ cho những gắn kết cốt lõi cho nền móng của phát triển chung.